Lượt xem: 420
Tình hình triển khai và kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số năm 2022 trên địa bàn huyện Long Phú

Huyện Long Phú nằm hướng Đông tỉnh Sóc Trăng, phía Đông giáp huyện Cù Lao Dung, phía Bắc giáp huyện Kế Sách, phía Tây giáp huyện Châu Thành và thành phố Sóc Trăng, phía Nam giáp huyện Trần Đề. Huyện có tổng diện tích tự nhiên là 26.372,14 ha, trong đó đất nông nghiệp là 21.668,10 ha, chiếm 82,16% diện tích. Huyện có 09 xã, 02 thị trấn với 61 ấp, có 04 tuyến đường chính vào địa phận huyện như: Quốc lộ 60, tỉnh lộ 933, tỉnh lộ 933C, đặc biệt là có tuyến Quốc lộ Nam Sông Hậu đi qua 03 xã và 02 thị trấn. Huyện có 01 xã và 01 thị trấn thuộc khu vực III, 02 xã khu vực I và 12 ấp đặc biệt khó khăn. Năm 2022, toàn huyện ước giảm còn 2.098 hộ nghèo, chiếm 7,94% tổng số hộ trên địa bàn huyện. Trong đó, hộ nghèo dân tộc Khmer là 809 hộ, chiếm 10,96% tổng số hộ Khmer (giảm 5% so với năm 2021); hộ nghèo dân tộc Hoa là 6 hộ, chiếm 2,05%; tổng số hộ cận nghèo là 1.519 hộ, tỷ lệ 5,75% , trong đó, hộ cận nghèo dân tộc thiểu số là 397 hộ, chiếm 5,75%; hộ cận nghèo dân tộc Khmer là 391 hộ, tỷ lệ 5,30%; số hộ cận nghèo dân tộc Hoa là 6 hộ, tỷ lệ 2,05%. Trong những năm qua, huyện đã kịp thời triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước trong đồng bào dân tộc thiểu số; quan tâm, ưu tiên đến đời sống, chăm lo phát triển về mọi mặt kinh tế, văn hóa - xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số. Đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số được cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở quan tâm chỉ đạo quyết liệt; điều đó càng làm cho tư tưởng trong đồng bào dân tộc thiểu số ổn định, luôn tin tưởng vào chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đồng bào dân tộc thiểu số an tâm trong lao động sản xuất, thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của công dân để cùng phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.

Thực hiện Kế hoạch số 33/KH-UBND ngày 03/3/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, UBND huyện đã ban hành Kế hoạch số 54/KH-UBND ngày 06/6/2022 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 trên địa bàn huyện. Đến ngày 13/10/2022, UBND tỉnh Sóc Trăng ban hành Kế hoạch số 147/KH-UBND thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025  trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, Ủy ban nhân dân huyện Long Phú đã xây dựng Kế hoạch số 94/KH-UBND ngày 28/10/2022 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn huyện Long Phú thay cho Kế hoạch số 54/KH-UBND ngày 06/6/2022. Đồng thời Ủy ban nhân dân huyện cũng đã ban hành Kế hoạch số 98/KH-UBND ngày 02/11/2022 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số năm 2022 trên địa bàn huyện.

Căn cứ kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng và các công văn hướng dẫn của Ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021 - 2030, để thuận lợi trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình, Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo các phòng, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn thực hiện một số nội dung như sau:

Một là, Phòng Tài chính - Kế hoạch hướng dẫn tổ chức hướng dẫn việc quản lý, sử dụng nguồn vốn đầu tư thực hiện Chương trình. Tổng hợp phương án phân bổ vốn đầu tư, phát triển nguồn ngân sách Trung ương; tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân huyện phương án phân bổ, giao kế hoạch vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ thực hiện Chương trình giai đoạn 05 năm và hàng năm. Đồng thời, Phòng Tài chính - Kế hoạch hướng dẫn việc quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện các nội dung, hoạt động, dự án thuộc Chương trình theo quyết định của cấp có thẩm quyền. Xây dựng, tham mưu Ủy ban nhân dân huyện trình Hội đồng nhân dân huyện quyết định cơ chế lồng ghép nguồn vốn giữa các Chương trình mục tiêu quốc gia.

Hai là, Phòng Dân tộc xây dựng, tham mưu Ủy ban nhân dân huyện xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình; thực hiện chế độ báo cáo tình hình thực hiện Chương trình. Tổng hợp tình hình, tiến độ thực hiện mục tiêu của từng chương trình; thực hiện kế hoạch vốn, giải ngân; khó khăn, vướng mắc phát sinh, kết quả xử lý các vướng mắc. Theo dõi, kiểm tra việc chấp hành quy định trong quản lý, tổ chức thực hiện, lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án đầu tư thuộc chương trình của cơ quan chủ chương trình, chủ dự án thành phần, cơ quan chủ quản và các quan, đơn vị trực tiếp thực hiện chương trình ở các cấp. Báo cáo và đề xuất phương án xử lý khó khăn, vướng mắc, vấn đề vượt quá thẩm quyền.

Ba là, Các phòng, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn triển khai thực hiện Tiểu dự án, Dự án theo quy định, hướng dẫn của cấp có thẩm quyền; thực hiện báo cáo về tình hình thực hiện Chương trình theo hướng dẫn của cơ quan chủ quản chương trình.

Đồng thời, khi thực hiện Chương trình là thực hiện tốt quy trình lập, thẩm định, phê duyệt, thực hiện, giải ngân, nghiệm thu, thanh quyết toán các dự án, hoạt động thuộc Chương trình, Ủy ban nhân dân huyện đã chỉ đạo các Phòng, ngành huyện và Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn chủ tiểu dự án, dự án thực hiện đúng theo Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ về Quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và Thông tư 15/2022/TT-BTC ngày 04/3/2022 của Bộ Tài chính về quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.

Công tác thông tin, truyền thông, vận động cũng là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình triển khai chương trình. Để tuyên truyền, thông tin đến người dân trên địa bàn về Chương trình, Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo phòng Dân tộc phối hợp Trung tâm Thể thao - Văn hóa - Truyền thanh huyện, các phòng ban ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Chi hội Đoàn kết sư sãi yêu nước huyện, Trụ trì và Ban quản trị các điểm chùa Phật giáo Nam tông Khmer trên địa bàn huyện và người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tích cực tuyên truyền, vận động đồng thực hiện nghiêm Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn huyện. Thêm vào đó, Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo phòng Dân tộc chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân huyện ban hành Kế hoạch truyền thông, tuyên truyền về chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn huyện để cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân nhận thức rõ hơn về ý nghĩa và tầm quan trọng của Chương trình.

Lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối tượng 4 tại Long Phú

Một yếu tố không kém phần quan trọng khi thực hiện Chương trình là  nâng cao năng lực cho các chủ đầu tư, cán bộ các cấp, cộng đồng, người dân. Nhằm nâng cao năng lực cho chủ đầu tư, cán bộ các cấp, cộng đồng, người dân, Ủy ban nhân dân huyện đã ban hành văn bản triển khai Thông tư số 01/2022/TT-UBDT, Thông tư 02/2022/TT-UBDT ngày 29/6/2022 của Ủy ban Dân tộc, Nghị định 27/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư 15/TT-BTC đến các Phòng, ban ngành và Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn vùng dân tộc thiểu số để áp dụng trên địa bàn nhằm triển khai thực hiện Chương trình đúng đối tượng, đúng quy trình và giải ngân vốn đúng quy định của pháp luật. Đồng thời, tăng cường phân cấp, trao quyền; phân công rõ ràng nhiệm vụ thực hiện các nội dung, hoạt động thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia để nâng cao năng lực quản lý, tổ chức thực hiện cho cán bộ, công chức ở các cơ quan, đơn vị chủ tiểu dự án, dự án thuộc Chương trình; thúc đẩy năng lực tự thực hiện của cộng đồng dân cư.

Song song đó, Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo các phòng, ban ngành huyện và Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn thực hiện công tác kiểm tra, giám sát chương trình mục tiêu quốc gia thực hiện theo quy định tại Điều 71, Điều 72 Luật Đầu tư công và quy định của Chính phủ về giám sát, đánh giá đầu tư, cụ thể như: Theo dõi tình hình thực hiện chế độ báo cáo giám sát, đánh giá của chủ chương trình, chủ dự án thành phần, cơ quan chủ quản chương trình theo quy định. Tổng hợp tình hình thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia: tiến độ thực hiện mục tiêu của từng chương trình; thực hiện kế hoạch vốn chương trình mục tiêu quốc gia (vốn đầu tư, kinh phí sự nghiệp), giải ngân; khó khăn, vướng mắc phát sinh, kết quả xử lý các vướng mắc. Theo dõi, kiểm tra việc chấp hành quy định trong quản lý, tổ chức thực hiện, lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án đầu tư thuộc chương trình của các cơ quan chủ chương trình, chủ dự án thành phần, cơ quan chủ quản và các cơ quan, đơn vị trực tiếp thực hiện chương trình.

Qua gần một năm thực hiện Chương trình trên địa bàn huyện Long Phú đã đạt được một số kết quả sau:

Một là, Ủy ban nhân dân huyện đã hoàn thành xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2025, năm 2022 trên địa bàn huyện;

Hai là, Ban chỉ đạo, bộ máy giúp việc Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình cấp huyện được kiện toàn và hoạt động theo quy chế; Ban Quản lý xã, thị trấn (cấp xã) và Ban Phát triển ấp được thành lập theo quy định.

Ba là, việc triển khai thực hiện Tiểu dự án 1: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số thuộc Dự án 4: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các xã đặc biệt khó khăn từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng, bộ mặt nông thôn đã thay đổi, hạ tầng cơ sở, các cơ sở dịch vụ sản xuất, đời sống người dân được nâng cao.

Bốn là, chính sách cơ cấu vốn được phân bổ từ ngân sách Trung ương  hỗ trợ thực hiện các dự án thuộc Chương trình cho đối tượng thụ hưởng là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo ở vùng sâu, vùng xa, ấp đặc biệt khó khăn, xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện, điều đó sẽ góp phần ổn định xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, an sinh xã hội được đảm bảo. Đời sống của người nghèo được cải thiện, nhận thức được nâng lên, tiếp cận các chính sách hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng về phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập; một số nhu cầu thiết yếu của người nghèo cơ bản sẽ được đáp ứng.

Đường giao thông nông thôn xã Tân Hưng

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS còn chậm, quá trình thực hiện phát sinh một số khó khăn như: Một số bộ ngành Trung ương chưa ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện dự án thành phần thuộc chương trình. Việc triển khai thực hiện chương trình chậm, kéo dài nên địa bàn, đối tượng thụ hưởng thay đổi, huyện phải triển khai thực hiện rà soát lại. Quy định định mức hỗ trợ một số chỉ tiêu cụ thể thấp hơn định mức đang thực hiện hỗ trợ tại huyện. Quy định về cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện Chương trình theo Nghị định số 27/2022/NĐ-CP khi triển khai thực hiện phải thông qua Hội đồng nhân dân nên kéo dài thời gian triển khai. Tổ chức bộ máy cơ quan làm công tác dân tộc cấp huyện còn chưa phù hợp; số lượng biên chế còn ít so với khối lượng công việc chuyên môn, nhất là công việc phát sinh ngoài kế hoạch nên việc thực hiện nhiệm vụ gặp nhiều khó khăn.

Từ những kết quả và thực trạng trên, Ủy ban nhân dân huyện đề ra một số giải pháp để thực hiện tốt Chương trình trong thời gian sắp tới như sau:

Một là, xác định công tác giảm nghèo là một trong những chính sách ưu tiên trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện, là mục tiêu hàng đầu. Trong quá trình thực hiện công tác giảm nghèo phải hướng vào những vùng còn tỷ lệ hộ nghèo cao như vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; về chủ trương phải đúng trọng tâm, trọng điểm; về chỉ đạo phải quyết liệt, biết khối lượng công việc, lực lượng thực hiện, thời hạn hoàn thành; về chủ trì phải gương mẫu, tận tụy, sâu sát, dân chủ, sáng tạo nhưng đúng cơ chế, pháp luật của Nhà nước;

Hai là, phấn đấu thực hiện công tác giảm nghèo nhanh và bền vững thông qua việc đẩy mạnh các chương trình đầu tư hỗ trợ phát triển sản xuất vào đời sống cho đồng bào dân tộc, các xã đặc biệt khó khăn kết hợp và lồng ghép với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội trên từng địa bàn và dựa trên cơ sở đề xuất của nhân dân cho phù hợp với mô hình hỗ trợ;

Ba là, tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng nguồn lực, đảm bảo đúng mục tiêu, đúng đối tượng;

Bốn là, tổ chức nhân rộng các mô hình sản xuất đạt hiệu quả phù hợp với điều kiện sản xuất của từng địa phương. Tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, hướng dẫn người nghèo các biện pháp áp dụng khoa học kỹ thuật trong suốt quá trình thực hiện mô hình. Bố trí cán bộ đủ năng lực để phụ trách thực hiện các tiểu dự án, dự án thuộc Chương trình.

Năm là, tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết để đánh giá rút kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện chương trình; kịp thời khen thưởng để động viên nhân tố tích cực, các địa phương hoàn thành chương trình mang lại hiệu quả cao; khắc phục những yếu kém, tồn tại để tổ chức thực hiện chương trình tốt hơn cho những năm tiếp theo.

Ủy ban nhân dân huyện Long Phú










Thông báo mới







Thống kê truy cập
  • Đang online: 9
  • Hôm nay: 125
  • Trong tuần: 776
  • Tất cả: 574141
Bình Chọn
Khả năng đáp ứng thông tin của Website
  • Bình chọn Xem kết quả
     
     
    Bản quyền thuộc: BAN DÂN TỘC TỈNH SÓC TRĂNG
    Địa chỉ: Số 6, đường Trần Hưng Đạo, phường 2, TP. Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng.
    Điện thoại: (0299) 3821 332. Email: bandt@soctrang.gov.vn
    Ghi rõ nguồn Ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng khi phát hành lại thông tin từ địa chỉ này.
    Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Lý Rotha, Trưởng ban Ban Dân tộc