Lượt xem: 174
Kết quả chuyến tham quan, học tập kinh nghiệm thực hiện tiểu dự án 02, dự án 9 của chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KTXH vùng đồng bào DTTS tại tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Bình Thuận

Thực hiện Công văn số 2008/UBND-VX ngày 28/7/2023 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng về việc cho phép tổ chức Đoàn đi học tập, trao đổi kinh nghiệm về thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 9, Chương trình MTQG DTTS tại tỉnh Ninh Thuận. Từ ngày 03 đến ngày 06 tháng 8 năm 2023; Ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng tổ chức đoàn đại biểu do ông Lý Rotha - Tỉnh uỷ viên - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng làm Trưởng Đoàn đến giao lưu và học tập kinh nghiệm về thực hiện Tiểu dự án 2, về giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS thuộc Dự án 9 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Bình Thuận, thành phần trong đoàn gồm lãnh đạo và công chức Ban Dân tộc tỉnh, Ban Giám hiệu trường THPT dân tộc Nội trú, lãnh đạo phòng dân tộc các huyện, lãnh đạo UBND các xã, thị trấn khu vực III (phụ trách Tiểu dự án 2, Dự án 9, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT XH vùng ĐBDTTS, người có uy tín trong ĐBDTTS, Ban quản trị chùa khmer).

Trong chuyến giao lưu học tập kinh nghiệm, Đoàn đại biểu của Ban Dân tộc tỉnh đã học tập kinh nghiệm tại Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận do bà Pinăng Thị Thuỷ tiếp đoàn và đi thực tế huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận, dự buổi hội nghị học tập kinh nghiệm có các đồng chí: về phía Ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng có đồng chí Lý Rotha - Tỉnh Uỷ viên - Trưởng ban Ban Dân tộc, đồng chí Thạch Thị Kế Rin - Phó Trưởng ban Ban Dân tộc cùng các đồng chí trong đoàn, về phía huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận do đồng chí Mẫu Thái Phương - Tỉnh Uỷ viên - Bí thư huyện uỷ - Chủ tịch HĐND huyện Bác Ái, đồng chí Cấn Thị Hà - Uỷ viên BTV Huyện uỷ - Phó Chủ tịch UBND huyện Bác Ái, cùng các đồng chí lãnh đạo Phòng dân tộc, Phòng Giáo dục & Đào tạo, Phòng LĐTB&XH, Phòng VHTT, Trường DTNT Pinăng Tắc và 07 xã khu vực III trên địa bàn huyện. Tại Hội nghị các đại biểu đã được nghe lãnh đạo Huyện Bác Ái báo cáo về tình hình công tác trong đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và tình hình thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 9 nói riêng về giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số của huyện Bác Ái. Huyện Bác Ái có 10 dân tộc thiểu số sinh sống đan xen với nhau với 6818 hộ/29.276 khẩu, trong đó chiếm chủ yếu là dân tộc Raglai. Về văn hoá người dân tộc Raglai hiện còn giữ nhiều giá trị bản sắc văn hoá truyền thống như nhà sàn truyền thống, các nghi lễ (lễ báo hiếu, lễ cưới); đáng quan tâm với văn hoá “yêu là cưới” đây là vấn đề cốt lõi trong việc xảy ra tình trạng tảo hôn, ở huyện Bác Ái các chương trình mục tiêu quốc gia được triển khai thực hiện đồng bộ, công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc, chính sách dân tộc được thực hiện thường xuyên. Về kết quả thực hiện Tiểu Dự án 2, Dự án 9 của huyện Bác Ái, UBND huyện đã chỉ đạo các ngành phối hợp chặt chẽ với UBND các xã triển khai công tác phòng, chống tảo hôn trên địa bàn với nhiều hình thức như: cung cấp, chia sẽ thông tin, cung cấp sổ tay, tờ rơi tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Hướng dẫn UBND các xã thành lập các câu lạc bộ tuyên truyền vận động xử lý các vụ việc vi phạm luật hôn nhân và gia đình, các thành viên trong câu lạc bộ là các già làng, trưởng thôn, người có uy tín trong cộng đồng, hoạt động câu lạc bộ chủ yếu là vận động, thuyết phục người dân xoá bỏ các hủ tục lạc hậu liên quan đến tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

Hiện nay trên địa bàn huyện Bác Ái đã xây dựng 16 mô hình câu lạc bộ với 640 thành viên tham gia (tên câu lạc bộ là phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống), trong đó có 01 mô hình CLB do Vụ Dân tộc (Uỷ ban Dân tộc) thành lập tại xã Phước Chính; 03 mô hình CLB do Ban Dân tộc tỉnh thành lập (Phước Đại, Phước Chính và Trường Dân tộc Nội trú Pinăng Tắc); có 12 mô hình CLB do huyện thành lập gồm: 07 CLB được huyện thành lập tại 06 xã (Phước Bình, Phước Hoà, Phước Tiến, Phước Tân, Phước Trung, Phước Thành và 01 trường THPT Bác Ái) và 05 CLB được thành lập năm 2022 tại 05 điểm trường (Trường Nguyễn Huệ - Phước Thành; Trường Nguyễn Văn Trỗi – Phước Trung; Trường Nguyễn Văn Linh – Phước Tân; Trường Ngô Quyền – Phước Tiến và Trường Lê Lợi – Phước Thắng). Hiện nay các câu lạc bộ tiếp tục duy trì hoạt động, tập trung tuyên truyền các nội dung trọng tâm về Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng chống bạo lực gia đình, giới thiệu tổng quan về Đề án và các mục tiêu nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, các chính sách về bình đẳng giới, giới tính, sức khoẻ sinh sản vị thành niên, kiến thức cơ bản về kỹ năng sống trong học sinh, nhất là học sinh dân tộc thiểu số có hơn 1.500 lượt người tham dự. Ngoài ra huyện đã xây dựng quy ước, hương ước ở 38/38 thôn, nội dung chủ yếu thực hiện chính sách, pháp luật về thực hiện nếp sống văn hoá trong việc cưới, việc tang, lễ hội, cam kết không vi phạm tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống… nêu cao tinh thần của cán bộ, đảng viên gương mẫu trong thực hiện và giáo dục gia đình thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, nhất là tinh thần chỉ thị 12-CT/HU ngày 07/6/2017 của Huyện uỷ.

Qua buổi học tập trao đổi kinh nghiệm tại tỉnh Ninh Thuận và huyện Bác Ái có chia sẻ vài kinh nghiệm như sau:
Thứ nhất, cần tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương đối với công tác phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống và công tác dân số kế hoạch hoá gia đình trên địa bàn.

Thứ hai, Ban Chỉ đạo công tác phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống của huyện và xã có trách nhiệm phối hợp thực hiện các nhiệm vụ theo quy định, nâng cao hiệu quả hoạt động, các thành viên Ban Chỉ đạo tăng cường về tận cơ sở để kiểm tra, giám sát và chỉ đạo tổ chức thực hiện.

Thư ba, tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp tuyên truyền, vận động phù hợp với đối tượng, tập trung tuyên truyền các quy định của pháp luật liên quan đến Luật hôn nhân và gia đình. Phát huy vai trò nòng cốt của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tại các thôn, đội ngũ báo cáo viên, già làng, trưởng thôn, người có uy tín trong cộng đồng để tuyên truyền, vận động, thuyết phục đồng bào, tập trung vào các đối tượng có nguy cơ cao, đặc biệt là phụ nữ, thanh thiếu niên để nâng cao nhận thức, dần dần thay đổi hành vi, từng bước hạn chế và tiến tới chấm dứt hoàn toàn tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

Thứ tư, tổ chức bồi dưỡng đội ngũ báo cáo viên có đủ kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, biết tiếng dân tộc, am hiểu phong tục, tập quán của đồng bào để tuyên truyền, vận động ngay từ gia đình, dòng tộc. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về hôn nhân và gia đình, chú trọng việc thực thi pháp luật và cơ quan pháp luật, khắc phục tư tưởng né tránh, bao che hoặc thiếu gương mẫu trong một bộ phận cán bộ, đảng viên. Đồng thời, thực hiện tốt công tác thi đua – khen thưởng, biểu dương kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích trong việc ngăn chặn, phòng, chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống.

Trong khuôn khổ chuyến tham quan học tập kinh nghiệm đoàn cũng đã đến và giao lưu và học tập kinh nghiệm với Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận, đại diện lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận đón tiếp có ông Nguyễn Minh Tân, Trưởng ban Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận cùng các đồng chí trong lãnh đạo Ban và lãnh đạo Phòng của Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận. Trong buổi giao lưu hội nghị Đoàn đã được nghe lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận và Ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng chia sẽ kinh nghiệm về các lĩnh vực công tác dân tộc nói chung và lĩnh vực thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 9 nói riêng, trong đó liên quan đến công tác tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số của 2 tỉnh.

Mạnh Xuân

 










Thông báo mới







Thống kê truy cập
  • Đang online: 4
  • Hôm nay: 87
  • Trong tuần: 1 119
  • Tất cả: 579169
Bình Chọn
Khả năng đáp ứng thông tin của Website
  • Bình chọn Xem kết quả
     
     
    Bản quyền thuộc: BAN DÂN TỘC TỈNH SÓC TRĂNG
    Địa chỉ: Số 6, đường Trần Hưng Đạo, phường 2, TP. Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng.
    Điện thoại: (0299) 3821 332. Email: bandt@soctrang.gov.vn
    Ghi rõ nguồn Ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng khi phát hành lại thông tin từ địa chỉ này.
    Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Lý Rotha, Trưởng ban Ban Dân tộc